Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

CHỨNG NHẬN HỢP QUY CHO SẢN PHẨM KHĂN GIẤY VÀ GIẤY VỆ SINH
-----------

Kể từ ngày 01/01/2018 tất cả các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh phải được đánh giá chứng nhận phùhợp quy chuẩn (Chứng nhận hợp quy), mang dấu hợp quy (dấu CR) mới được lưu thông trên thị trường. Đây chính là qui định tại Thông tư số 36/2015/TT-BCT ngày 28/10/ 2015 và Thông tư 33/2016/TT-BTC ngày 23/12/2016 của Bộ công thươngĐiều này có nghĩa các sản phẩm chưa có hoặc không có dấu CR trên bao bì sản phẩm là hàng hóa chưa đạt chất lượng theo qui chuẩn và không được lưu thông trên thị trường từ ngày 01/01/2018.




Qui định này nhằm kiểm soát chất lượng các sản phẩm Khăn giấy và Giấy vệ sinh đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đây là hành lang pháp lý để hạn chế tình trạng hàng hóa kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang tràn lan thị trường hiện nay. Để được cấp dấu CR doanh nghiệp sản xuất phải đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất an toàn nằm trong giới hạn cho phép, sản phẩm đạt các chỉ tiêu về cơ lý, hóa học, các chỉ tiêu vi sinh…và được một tổ chức chứng nhận đánh giá là phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Dấu CR sẽ là cơ sở để người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm Khăn giấy và Giấy vệ sinh đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng.

Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.

Mọi chi tiết xin liên hệ:
( Ms Trinh: 0903547299
@ Email: vietcert.kd88@gmail.com


Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001


1.Dịch vụ chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?

ISO 9001 là chứng nhận tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho tới hành chính công…..
Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là chứng nhận tiêu chuẩn nêu ra các yếu tố có tính bao quát đầy đủ đối với hệ thống quản lý chất lượng, có thể chỉ dùng để chuẩn hóa hoạt động quản lý chất lượng trong nội bộ tổ chức, hoặc sử dụng nhằm mục đích chứng nhận hoặc phục vụ ký kết hợp đồng.

2. Tính chất của chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001.

Mục đích: Để cung cấp một cơ sở công bằng cho việc đánh giá năng lực của các tổ chức trong việc đáp ứng/ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và luật định thích hợp.

Nội dung: Tiêu chuẩn ISO 9001 này là một tiêu chuẩn đánh giá có tính quy tắc được sử dụng để có được một sự đảm bảo về chất lượng

Phạm vi: Xác định các yêu cầu của một hệ thống quản lý chất lượng, mục đích của tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là để cho phép tổ chức liên tục thỏa mãn các khách hàng của họ.

Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: Áp dụng khi tổ chức cần chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và luật định nhằm mục tiêu nâng cao sự hài long của khách hàng. ( Chứng nhận ISO 9001 được áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không giới hạn về quy mô, trình độ cũng như lĩnh vực hoạt động).

Chú ý: Về lý thuyết, nếu nhà sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001 thì chỉ có sản phẩm phù hợp được tạo ra. Điều này giúp làm giảm sự cần thiết phải kiểm tra xác nhận sản phẩm của khách hàng khi tiếp nhận. Tuy nhiên, ISO 9001 không định rõ tất cả mọi thứ mà một tổ chức cần phải làm để thỏa mãn khách hàng. Sự thiếu sót ở đây là sự tương tác qua lại của con người sẽ gây ảnh hưởng đến việc theo đuổi chất lượng.

3. Quá trình hình thành tiêu chuẩn ISO 9001 – chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.

Tiêu chuẩn ISO 9001 – chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng được hình thành từ thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai ở các nước công nghiệp phát triển, các tiêu chuẩn quản lý chất lượng đã được Ban kỹ thuật ISO (TC) 176, quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng, của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) lần đầu nghiên cứu, kế thừa và ban hành dưới tên ISO 8042 (năm 1986), trong đó đã chuẩn hóa các thuật ngữ quản lý chất lượng. Tiếp theo đó vào năm 1987, các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002 và ISO 9003 đã ra đời, bao trùm các phạm vi hoạt động từ chức năng R&D đến chức năng dịch vụ và bảo trì. Bộ tiêu chuẩn được hoàn thiện bởi tiêu chuẩn ISO 9004 – hướng dẫn cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.
--------------------------------------------

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Phòng phân bón - Thuốc BVTV - TACN:

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng 

LH. Ms. Trang 0905 327 679

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT


Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những mặt hàng có thể gây tác động đến môi trường và sức khỏe con người cho nên việc hợp quy thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại để giảm thiểu tác hại của thuốc và loại bỏ những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn ra khỏi thị trường.

1. LỢI ÍCH CỦA VIỆC CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Là sự khẳng định của doanh nghiệp đến với người sử dụng và cơ quan có trách nhiệm kiểm soát là sản phẩm của họ an toàn đáng tin cậy được sản xuất với mục đích bảo vệ nông sản, mùa màng của nông dân và không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Tạo nên lợi thế cạnh tranh và chiếm được nhiều thị phần trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật nhờ sự tin cậy của người khách hàng.
Sản phẩm được công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật đạt tiêu chuẩn sẽ giúp nhà sản xuất giảm thiểu rủi ro và chi phí nếu chất lượng sản phẩm tung ra thị trường không phù hợp.
Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao trên thị trường.

2. HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

  • Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả của tổ chức chứng nhận hợp quy hồ sơ bao gồm:


- Bản công bố hợp quy đúng mẫu ban hành của nhà nước
- Bản sao công chứng chứng nhận sản phẩm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định
- Bản trình bày chung về các đặc tính của sản phẩm ,tính năng và công dụng của nó.

  • Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh của tổ chức cá nhân hồ sơ bao gồm:


Bản công bố hợp quy đúng mẫu ban hành của nhà nước
- Bản trình bày chung về các đặc tính của sản phẩm, tính năng và công dụng của nó.
- Kết quả thử nghiệm tại phòng thử nghiệm của tổ chức hoặc địa điểm được chỉ định
- Kế hoạch quản lý và quy trình sản xuất được áp dụng theo đúng quy định
- Kế hoạch giám sát định kỳ
- Bản báo cáo hợp quy bao gồm đầy đủ tên đối tượng, nhãn hiệu, tài liệu kỹ thuật, tên địa chỉ doanh nghiệp sản xuất…

3. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CÔNG BỐ HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
- Tổ chức cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định
- Nộp hồ sơ công bố hợp quy và lấy giấy hẹn
- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận kiểm tra sự phù hợp và trả kết quả cho cá nhân theo hẹn

--------------------------------------------

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Phòng phân bón - Thuốc BVTV - TACN:

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng 

LH. Ms. Trang 0905 327 679

KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN

MỘT SỐ THỦ TỤC VỀ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN


1/ Đối với phân bón nhập khẩu, hồ sơ gồm:

-   Đơn đăng ký khảo nghiệm;
-   Đơn đăng ký nhập khẩu;
-   Tờ khai kỹ thuật;
-   Hợp đồng khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm do Cục trồng trọt chỉ định;
-   Đề cương khảo nghiệm do đơn vị thực hiện khảo nghiệm xây dựng;
-   Phiếu tra cứu nhãn hiệu hàng hóa của Cục sở hữu trí tuệ hoặc cam kết của doanh nghiệp về nhãn hiệu hàng hóa của mình không vi phạm quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa;
-   Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có)

2/ Đối với phân bón sản xuất trong nước, hồ sơ gồm:

-   Đơn đăng ký khảo nghiệm;
-   Đơn đăng ký sản xuất phân bón để khảo nghiệm;
-   Tờ khai kỹ thuật;
-   Hợp đồng khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm;
-   Đề cương khảo nghiệm do đơn vị thực hiện khảo nghiệm xây dựng;
-   Phiếu tra cứu nhãn hiệu hàng hóa của Cục sở hữu trí tuệ hoặc cam kết của doanh nghiệm về nhãn hiệu hàng hóa của mình không vi phạm quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa;
-   Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
--------------------------------------------

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert

Phòng phân bón - Thuốc BVTV - TACN:

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng 

LH. Ms. Trang 0905 327 679



QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN
---------------------
¶¶-------------------

@ Các tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thì không cần giấy phép nhập khẩu.
F Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khẩu hàng hóa thì phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu .Trừ các trường hợp sau:

Phân bón để khảo nghiệm;
Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón.
@ Trường hợp ủy quyền nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình giấy ủy quyền của tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cho tổ chức cá nhân nhập khẩu tại cơ quan Hải quan.
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được Cục BVTV chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy các sản phẩm phân bón
@ Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
Ms Trinh: 0903547299

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐỂ ĐĂNG KÝ BỔ SUNG - 
ĐĂNG KÝ LẠI GIẤY PHÉP KHẢO NGHIỆM

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép khảo nghiệm để đăng ký bổ sung
Trường hợp Doanh Nghiệp bổ sung phạm vi sử dụng, thay đổi dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, bổ sung tên thương phẩm khác. Thì Doanh nghiệp phải tiến hành xin Giấy Phép Khảo Nghiệm để đăng ký bổ sung.
1.Trình tự thực hiện:


- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thựcvật.
- Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ
- Bước 4: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường) thẩm tra hồ sơ
- Bước 5: Sau khi nhận được ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Cục Bảo vệ thực vật Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
2.  Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Trường hợp bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp
b) Trường hợp thay đổi dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp
- Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm
c) Trường hợp bổ sung tên thương phẩm khác:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật
- Giấy tờ chứng minh tổ chức, cá nhân được đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam:
·        Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản xác nhận là nhà sản xuất trong đó có thuốc bảo vệ thực vật đề nghị cấp giấy phép khảo nghiệm (đối với nhà sản xuất nước ngoài).
·        Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (có bản chính để đối chiếu) giấy phép thành lập công ty, chi nhánh công ty hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (đối với nhà sản xuất nước ngoài đăng ký lần đầu).
·        Bản chính giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký (trường hợp ủy quyền đứng tên đăng ký).
·        Bản sao chụp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (đối với tổ chức, cá nhân trong nước được ủy quyền đứng tên đăng ký lần đầu)
- Tài liệu kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật
Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng PDF.
4. Thời hạn giải quyết: 
- 19 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- 24 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đề nghị cấp trên 03 cây trồng hoặc 03 đối tượng sinh vật gây hại.

Cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật: Đối với trường hợp Giấy Phép bị mất hoặc bị hư hại không thể sử dụng được
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
- Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Trực tuyến.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Bản chính Giấy phép khảo nghiệm đã được cấp (trừ trường hợp bị mất).
Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy
4. Thời hạn giải quyết:
07 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Những thông tin cơ bản trên đây mà VIETCERT chúng tôi cung cấp hy vọng có thể giúp ích phần nào cho việc tìm hiểu của quý khách. Ngoài ra VIETCERT chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thực hiện chứng nhận Hợp Quy Thuốc bảo vệ thực vật, ISO,… trên toàn quốc hiện nay, mọi nhu cầu hay thắc mắc liên quan, quý khách hãy liên hệ ngay cho VIETCERT để được hỗtrợ sớm và tư vấn hoàn toàn miễn phí

@  Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
( Ms Trinh: 0903547299

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

H SƠ, THỦ TỤC, THM QUYỀN CP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT


@ Nghị định 108/2017 ngày 20/9/2017 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
2. Bản thuyết minh về điều kiện sảnxuất phân bón theo Mu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
3. Bản sao hợp lệ phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm.
4. Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất quy định tại điểm g khoản 1 Điều 18 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
5. Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
6. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định hiện hành.
@ Mọi thông tin chi tiết liên hệ
( Ms Trinh: 0903547299
Địa chỉ:
1. 28 An Xuân, P. An Khê, Q. Thanh Khê, Tp. Đà Nẵng.
2. 205 Nguyễn Xí, Phường 26, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
3: Phòng 303, đơn nguyên 1, tòa nhà F4, đường Trung Kính, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
4: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, Cần Thơ​​